2021.01.22

KỸ NĂNG LẮNG NGHE (LISTENING)

listening_skill

Triết gia người Hy Lạp, Zeno of Citium từng nói: “Con người có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”

4 Cấp độ trong giao tiếp -MEVN

Tại sao người đọc cần kỹ năng này ?

Lắng nghe là gì?

Là quá trình chủ động tiếp nhận thông tin, người nghe chủ ý mong muốn lĩnh hội và hiểu được điều người nói muốn truyền đạt.

Lắng nghe - Đắc Nhân Tâm - MEVN

Khi nào cần?

☆ Xây dựng một mối quan hệ (Đắc Nhân Tâm).

☆ Quá trình đón nhận, xử lý và giải quyết một vấn đề.

Một nhu cầu không thể thiếu của con người là được lắng nghe và được chia sẻ. Đây là căn bản của kỹ năng chinh phục và xây dựng một mối quan hệ Win-Win trong nghệ thuật Đắc Nhân Tâm.

Người nói cần phải có người nghe. Lắng nghe giúp tạo nên sự đồng cảm, tôn trọng là nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình xây dựng mối quan hệ tin tưởng (Trust Relationship). Có tin tưởng là có tất cả.

Các mối quan hệ tương tác cá nhân thường gặp:

  • Gia đình.
  • Xã hội.
  • Công việc.
  • Chính quyền.

Sự tin tưởng trong mối quan hệ là chìa khóa khởi đầu câu chuyện, sẻ chia từ phía người nói. Người nghe qua việc lắng nghe tạo sự gắn kết, đón nhận sự việc, sự vật một cách trọn vẹn, hạn chế những sơ sót, nhầm lẫn. Lắng nghe tốt khơi gợi sự chia sẻ từ đối phương, giúp họ dễ trải lòng hơn, đồng thời cũng là bước đệm để bản thân có thể chia sẻ (kỹ năng Telling) ngược lại một cách phù hợp và hữu ích nhất. Tất cả đều là các mối quan hệ cộng sinh, tương hỗ trong quá trình giao tiếp giữa người và người.

  • Gia đình:
    • Cha mẹ lắng nghe tốt sẽ tạo cho con cái sự tin tưởng, sẻ chia, dựa cậy.
    • Con cái lắng nghe tốt sẽ được cha mẹ thương yêu hơn, học hỏi điều hay, hạn chế lỗi lầm.
    • Anh chị em lắng nghe tốt tạo sự thuận hoà, yêu thương, tương thân tương ái.
  • Xã hội:
    • Lắng nghe tốt sẽ có được những người bạn tâm giao, hợp tác trên đường đời.
  • Công việc:
    • Lắng nghe tốt sẽ tạo những mối gắn kết, hỗ trợ khăng khít, hạn chế xung đột.
  • Chính quyền:
    • Lắng nghe tốt giúp cuộc sống thuận lợi hơn, giảm thiểu những rủi ro không đáng có.

Bạn có thể học và đạt được kỹ năng lắng nghe?

Bạn có thể học và đạt được kỹ năng lắng nghe?

Đây là kỹ năng nên nó có phương pháp, bất kì ai cũng có thể học và đạt được nếu ý thức rèn luyện.

Bí quyết thực hiện

Bí quyết thực hành lắng ngheLắng nghe tốt thường chiếm một tỷ lệ Nghe – Nói (80% – 20%) trong nội dung một cuộc trao đổi.

Trước khi lắng nghe, nên truyền thông điệp bản thân mình đã sẵn sàng bằng cách gác lại công việc trước đó (tắt màn hình máy tính, chuyển điện thoại qua chế độ rung…),  hướng thẳng về phía người nói.

  • Tạo niềm tin, sự yên tâm cho người nói để họ chia sẻ vấn đề.
  • Bản thân người nghe chỉn chu đón nhận vấn đề chia sẻ từ phía người nói một cách trọn vẹn.

Ba yếu tố trọng yếu hình thành kỹ năng lắng nghe:

  • Lắng nghe bằng con tim (toàn tâm toàn ý): mắt nhìn, tai nghe, ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm, nắm bắt bầu không khí cuộc trao đổi…
    • Trong giao tiếp, chỉ khoảng 20% lượng thông tin là truyền tải qua nội dung ngôn từ, còn gần 80% qua cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc...nơi đôi khi chứa đựng những ẩn ý từ phía người nói. Vì vậy, để thấu hiểu điều thực sự người nói muốn nhắn gửi, cần có một cái nghe, nhìn và cảm nhận một cách toàn diện.  
    •  Hòa nhập hoàn toàn vào câu chuyện, ngoài việc giúp người nghe nắm bắt được câu chuyện một cách trọn vẹn, bên cạnh đó tạo sự khơi gợi giúp người nói yên tâm hơn, trải lòng chia sẻ, giúp người nghe đồng cảm thấu hiểu, cùng xây dựng 1 ngữ cảnh (context) đồng nhất cho cả đôi bên.
  • Tương tác ngược:
              ・Sự tán đồng bằng cách phụ hoạ: dữ nha, khiếp thế, ôi giỏi quá, ừ ha…
              ・Sử dụng ngữ cảnh của đối phương để đặt những câu hỏi ngược:
    → Vấn đề (A) bạn vừa nói mình hiểu như này … có phải không?
    • Việc tương tác ngược thể hiện cho đối phương thấy tình trạng nắm bắt nhịp điệu câu chuyện, sự quan tâm của mình đối với vấn đề của họ. Ngoài việc đáp ứng cho người nói nhu cầu được nghe, đôi lúc hỗ trợ họ trình bày vấn đề một cách thông suốt, rộng mở hơn dựa trên ngữ cảnh (context) chung của đôi bên.
  • Lắng nghe trọn vẹn:
    • Không chen ngang câu chuyện, không phán xét áp đặt, không làm việc riêng.
    • Người nói thường mong muốn được chú ý, được khẳng định bản thân. Lắng nghe câu chuyện một cách trọn vẹn ngoài việc tỏ thái độ tôn trọng, tạo sự tin tưởng, tập trung cho họ, còn giúp người nghe đón nhận câu chuyện, cảm xúc, chủ ý của người nói một cách toàn vẹn. 
    • Việc lắng nghe trọn vẹn, giúp người nghe dễ nắm bắt những điểm nhấn của câu chuyện, kịp thời đưa ra ý kiến phù hợp, đúng đắn giúp xây dựng buổi trao đổi đôi bên được khăng khít, hài hoà và rộng mở.

※ Các thủ thuật:

  • Nghe bằng rốn: rốn người nghe và người nói trực diện khi người nghe hướng toàn diện, thể hiện tư thế sẵn sàng, đón nhận câu chuyện từ phía người nói.
  • Các phương pháp phụ hoạ: lời nói tán đồng hoặc gật gù tâm đắc thể hiện sự bắt nhịp và quan tâm.
  • Ghi chú (ghi chép): thể hiện sự quan tâm của người nghe, tạo nên sự tin tưởng cho phía người nói.

Những điều nên tránh

Những điều nên tránh khi lắng nghe

Không sẵn sàng – không tập trung – không tương tác:

  • Làm nhiều chuyện cùng lúc: vừa nghe vừa nhìn điện thoại, lướt FB…
  • Nhìn đi nơi khác, để ý chuyện bên ngoài.
  • Hoàn toàn không có tín hiệu phản hồi.

Ngắt lời – cách nói phủ định:

  • Trong quá trình người nói chia sẻ, cố gắng lắng nghe đến cuối, hạn chế việc chen ngang làm ngắt ngang mạch chuyện, gây gián đoạn và giảm sút hứng khởi từ phía người nói. 
  • Cách nói phủ định thường mang sắc thái phán xét, ít tính hợp tác nên khó lòng tạo nên sự đồng cảm để hình thành nên một ngữ cảnh chung.

Các tư thế cơ thể phòng thủ tiêu cực: khoanh tay, bắt chéo chân, ngã người ra sau, bỏ tay vào túi quần….

  • Các tư thế, ngôn ngữ cơ thể thể hiện quan điểm trạng thái của người thể hiện, dẫu trong vô thức cũng có tác động ít nhiều đến đối phương. Để có kết quả tương phản (mirroring) hiệu quả, nên tránh các thể hiện này để đôi bên rộng mở, kết nối hơn.

Lời kết:

Triết gia người Hy Lạp, Zeno of Citium từng nói: “Con người có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn”. Dựa trên sự tin tưởng, lắng nghe để đón nhận và đồng cảm, tạo nên sự tôn trọng, rộng mở cánh cửa giao tiếp, làm nên sự gắn kết mật thiết, sự giao kết từ tâm đến tâm, giúp con người thương yêu, thấu hiểu lẫn nhau, là cái chân giá trị của thành công và hạnh phúc.

Lắng nghe - Hạt mầm của tôn trọng & thương yêu - Chân giá trị của thành công & hạnh phúc

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments