2021.06.10

[Kaeru Team Blog] : Thực thi “Tìm Kiếm ISSUE” 

Kaeru Team Blog : Thực thi “Tìm Kiếm ISSUE"

Team Kaeru của tụi mình đang làm dự án Oikura gồm 4 thành viên :

  • Đinh Văn Thuật (PM) 
  • Nguyễn Thanh Tùng (Technical Leader)
  • Lê Đúc Phúc (Engineer)
  • Huỳnh Thị Hương Trầm (Value Leader & Bridge)

Đôi nét về dự án

Trang web Oikura – website mua bán đồ cũ – là platform để kết nối (matching) giữa Customer (người bán) và Merchant (shop thu mua đồ cũ). Hiện tại có khoảng 1000 Merchant đang là hội viên của service Oikura trên toàn nước Nhật. 

https://oikura.jp/ 

Ở công ty MarketEnterprise Việt Nam đang có 3 team thực thi dự án Oikura này. 

  1. Brothers Team: Phụ trách mảng Customer – tất cả các Customer đến trang website Oikura.
  2. S Team: Phụ trách mảng Customer hội viên – Customer đã đăng bán và giao dịch mua bán với Merchant.
  3. Kaeru Team: Phụ trách mảng dành cho Merchant. 

Từ tháng 1/2021 team phụ trách Merchant đã bắt đầu thử nghiệm cách làm mới, đó chính là việc đồng hành cùng với Project Owner (PO) để “Tìm kiếm Issue”. Mình xin chia sẻ cách làm của team Merchant tụi mình nhé. 

Cách làm thông thường của một team develop

Cách làm thông thường của team develop Việt Nam (VN) nhận Issue từ PO 

Vấn đề của team thời điểm đó: 

  • Không có nhiều issue để làm, do PO khá bận nên không có thời gian tạo issue 
  • Team Việt Nam chưa nắm rõ nghiệp vụ của dự án. 

        =>  Vì thế team đã quyết định “Tìm kiếm Issue”. 

 

Cách làm mới của team

Cách làm của team Merchant thử nghiệm giai đoạn tháng 1.2021-3.2021 


Tại sao thử nghiệm “Tìm kiếm Issue”?

  1. Mong muốn tìm được nhiều issue để thực thi.
  2. Muốn nắm rõ nghiệp vụ của dự án nhiều hơn. 
  3. Chủ động tìm giá trị cho Users.
  4. Rèn luyện tư duy để hiểu được tư duy của PO và cùng PO phát triển dự án. 
  5. Cùng thành viên team hiểu rõ tư duy làm product.

Cách làm

  1. Cùng tìm hiểu hệ thống với vai trò của User và Developer 
  2. Tìm issue  
  3. Team Việt Nam thảo luận, đặt giả thuyết về các issue.  

            Nội dung ghi trong issue bao gồm: Vấn đề + hướng giải quyết vấn đề. 

  1. Thảo luận với PO để xác định issue nào có thể mang lại giá trị. 
  2. Team suy nghĩ giải pháp phù hợp nhất cho issue đó. 
  3. Thực hiện MVP(Minimum Viable Product: có nghĩa là sản phẩm khả dụng tối thiểu) trong thời gian ngắn nhất. 

Điểm lợi khi thực thi “Tìm kiếm Issue”

  1. Tránh việc thụ động chờ đợi công việc từ bên nhật đưa qua.
  2. Team Nhật Bản không tốn cost (chi phí)  cho việc viết issue, và giải thích chi tiết issue cho team Việt Nam. 
  3. Team Việt Nam có cơ hội thảo luận với PO nhiều hơn. Qua những buổi thảo luận này team mình hiểu hơn về các hoạt động nghiệp vụ xử lý của team operator (team hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ oikura tại Nhật) và các thông tin hoạt động của dự án. 
  4. Team Việt Nam hiệp lực đi theo hướng tìm kiếm giá trị cho dự án. 

Điểm khó khăn trong thời gian đầu thực thi  

  1. Thay đổi tư duy từ việc nhận issue sang việc tự tìm issue. (Team đã vượt qua)
  2. Thời gian đầu team Việt Nam mất nhiều thời gian để tìm ra được issue có giá trị.  (Team đã vượt qua)
  3. Chưa biết cách đo lường về việc sinh ra giá trị, vì thế làm cho thành viên của team Việt Nam bất an giữa việc cung cấp productivity (năng suất lao động) và value (giá trị) 

         =>  Mục số 3 : Team chưa chưa thực hiện được ở thời điểm 1.2021 – 3.2021 

 

Để giải quyết  Điểm khó khăn ở mục số 3 kể trên, từ 4.2021 team mình tiến hành như sau 


Lưu ý khi thực hiện:

  1. Dùng công cụ phân tích đo lường ví dụ Google Analytics v.v…

          Cần phân biệt chức năng muốn thực thi như sau: 

           – Nếu là issue chỉnh sửa chức năng : xem xét chức năng muốn thực thi được dùng nhiều hay không.

           – Nếu là issue thực thi chức năng mới : cần nhận định mức độ cần thiết.

  1. Sau khi làm MVP (Minimum Viable Product: có nghĩa là sản phẩm khả dụng tối thiểu), có thể sẽ chỉnh sửa giao diện hoặc chức năng nhiều lần. Vì thế các thành viên trong team cần hiểu và thông cảm để không câu nệ phiền hà việc chỉnh sửa nhiều lần. 

 

Hiện tại, team mình đang cố gắng làm công việc thu thập dữ liệu trong image 3 như hình bên dưới, sẽ có nhiều bài blog nữa để chia sẻ tình hình thực thi để các bạn cùng tham khảo nhé. 

Xin cảm ơn các bạn đã đọc bài chia sẻ của team Kaeru. 

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments