2020.01.20

Giới thiệu Bác Maruo – CEO của MEVN

Mr_Maruo

MEVN xin giới thiệu Bác Maruo, hiện đang đảm nhiệm vị trí CEO.

Đảm nhiệm vai trò CEO tại công ty ở Việt Nam

Vì tôi nghĩ chỉ mình mới có thể gầy dựng được một công ty tốt trong một thời gian dài, nên quyết tâm sang Việt Nam với vai trò CEO

ーー Ở MEJP,  Bác Maruo đã làm công việc gì ạ?

Tôi đã vào công ty với vai trò là CTO, khi MarketEnterprise chưa triển khai công việc develop theo hướng own product, từ đó tôi đã xây dựng team develop từ con số 0. Hiện tại công ty chúng tôi đã lên sàn chứng khoán ở sàn Tokyo Stock Exchange Mothers, số nhân viên hiện tại là 300 nhân viên, nhưng thời điểm tôi vào công ty chỉ khoảng 20 nhân viên thôi. Khi bắt đầu phát triển own product thì lúc chỉ có 1 mình tôi thôi, vì trước khi vào ME tôi đã từng có kinh nghiệm thành lập công ty, cho nên tôi hiểu rất rõ việc: chỉ cần mình bắt tay vào làm thì sẽ mang lại kết quả. Tôi nghĩ thời điểm đó mỗi ngày làm việc của tôi là từ sáng đến tối chủ yếu chỉ là công việc coding mà thôi. Python và AWS, Mongo DB mà hiện nay tôi vẫn đang dùng chủ yếu ở Nhật, chính là do tôi đã đưa vào áp dụng từ thời gian tôi mới vào. Bây giờ cũng thế, tôi rất yêu thích công nghệ mới, cho nên tôi luôn áp dụng công nghệ mới vào dự án đang phát triển. 

Từ đó đã nhiều năm trôi qua, và vai trò của tôi cũng đã thay đổi khá nhiều. Khoảng thời gian chưa có nhiều nhân viên thì hầu như thời gian làm việc của tôi đều dùng cho việc coding, nhưng từ khi đã tập hợp được một số nhân viên thì tôi đã chuyển sang công việc hỗ trợ team, và dành nhiều thời gian cho xử lý vấn đề kinh doanh và quản lý tổ chức. Tôi nghĩ lúc đó đã bước vào giai đoạn phải sử dụng năng lực cho những vấn đề kinh doanh trong phạm vi rộng lớn, tuy nhiên tôi đã nhận thấy rằng, thay vì tôi ở bên cạnh nhân viên để chỉ thị hoặc quyết định tư duy thì nhân viên sẽ không trưởng thành bằng việc tôi chỉ đưa ra lời khuyên và hỗ trợ kỹ thuật. 

Dĩ nhiên hiện tại tôi vẫn thích công việc coding, và mỗi ngày tôi đều đọc news của thung lũng Silicon, tuy nhiên tôi không cho phép mình chỉ chăm chú vào công việc của một kỹ sư. Tôi muốn mình trau dồi thêm nhiều năng lực, ngày xưa và bây giờ cũng vậy, tôi rất hạnh phúc khi mở rộng được nhiều lĩnh vực phát triển để nâng cao giá trị của cho bản thân. 


Thật khó để có thể kể hết quá trình làm việc trong bài phỏng vấn ngắn ngủi này. Hiện tại tôi có 3 vai trò: Thành viên hội đồng quản trị, Trưởng phòng system design, CTO, và lần này sẽ là vai trò CEO của MEVN, là tổng cộng tôi có 4 vai trò. Tôi kể cho các bạn nghe sơ lược về từng vai trò của tôi nhé. Thành viên hội đồng quản trị sẽ chịu trách nhiệm kinh doanh, vì công ty chúng tôi đã lên sàn chứng khoán cho nên tôi cũng phải chịu trách nhiệm về những yêu cầu của kiểm toán bên ngoài và các cổ đông. Trưởng phòng system design thì tiến hành quản lý nhân sự và các dự án mà phòng develop triển khai, và chịu trách nhiệm với kết quả tổng quan của team develop. Vai trò của CTO là chịu trách nhiệm về chiến lược kỹ thuật của toàn công ty, và cũng đảm nhiệm từ công việc đào tạo cho đến công việc human management, và cũng đảm nhiệm vai trò quyết định độ ưu tiên của vấn đề kinh doanh và xây dựng ngân sách v.v… Dạo gần đây công việc M&A tăng lên, vì thế tôi cũng đảm nhiệm vai trò tính toán giá trị của các tài sản kỹ thuật, và tiếp quản công việc develop của những tài sản đó. 

Vai trò nào cũng rất quan trọng, tuy nhiên bản thân tôi đang rất nghiêm túc trong việc phát triển kinh doanh tại Việt Nam, về phía công ty cũng đang rất quan tâm Việt Nam, và tôi đang lập kế hoạch phát triển lâu dài tại đây. Hãy cùng tôi làm việc và trưởng thành nhé.

Yêu đất nước và con người Việt Nam

Từ 13 năm trước tôi đã rất yêu thích Việt Nam. Tôi rất muốn được làm việc cùng với các bạn kỹ sư thật sự muốn trưởng thành

ーー Tại sao bác quyết định xây dựng công ty tại Việt Nam?

Động lực đầu tiên là do sự cạnh tranh về nguồn nhân lực kỹ sư tại Nhật Bản đang rất khốc liệt. Cùng với sự phát triển business nhanh chóng của MarketEnterprise thì không thể nào xem nhẹ việc đánh mất cơ hội kinh doanh nếu công việc develop không đuổi kịp. Ngoài ra, lý do mà tôi chọn Việt Nam trong số các nước khác là vì tôi yêu Việt Nam và giai đoạn này là giai đoạn mà kỹ sư Việt Nam trưởng thành. 

Người ta nói rằng mức lương trung bình của các kỹ sư Việt Nam sẽ vượt qua lương của kỹ sư Nhật Bản trong 5 năm tới. Điều này có nghĩa là khả năng cao các công ty nước ngoài ngay từ đầu chọn Việt Nam với lý do nhân công thấp thì sớm muộn họ sẽ rút khỏi Việt Nam. Vì còn nhiều quốc gia khác có thể mang lại lợi nhuận nhiều hơn, cho nên họ sẽ nhảy qua các nước đó. Việt Nam không thể tiếp tục với giá rẻ thế này mãi được. Cho nên kỹ sư phải nâng cao chất lượng, và phải cạnh tranh với thế giới bằng Skill của mình. 

Vào thời điểm này, việc MarketEnterprise quyết định thành lập chi nhánh ở đây không phải với mục đích lớn nhất là giảm chi phí nhân công. Tôi nghĩ điều quan trọng hơn nữa là việc sẽ được gặp gỡ nhiều kỹ sư thực sự muốn phát triển. Ở Việt Nam có rất nhiều người ưu tú, trong số những người ưu tú đó, tôi muốn cùng làm việc với những người có thể cảm nhận được sự thay đổi trên thế giới, có sự nhất quán giữa hành động cùng tư duy trưởng thành, và có ý định cống hiến cho xã hội. 

Tôi xin kể một câu chuyện ngoài lề. Đó là trải nghiệm khi tôi đến Việt Nam vào 13 năm trước, và tôi đã đi khắp Việt Nam bằng xe bus. Lúc đó Việt Nam chưa phát triển như bây giờ, lúc đó tôi chỉ ở khoảng 2-3 tuần thôi nhưng tôi có ấn tượng mạnh mẽ về độ thành thật và tính nhẫn nại của người Việt Nam, và tôi đã nghĩ Việt nam có nhiều tiềm năng trong tương lai. Từ đó cho đến nay, Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng và đang chuyển mình bước qua giai đoạn tiếp theo. Lý do tôi quyết định đưa cả gia đình qua Việt Nam chính là do tình yêu và sự tin tưởng của tôi dành cho đất nước và con người Việt Nam.

mr_sang_and_mr_maruo

 

 

Tập trung giải quyết vấn đề có giá trị 


Chỉ cần tập trung vào giải quyết những vấn đề có giá trị, khi đó dù cùng một công sức bỏ ra nhưng sẽ mang lại hiệu quả gấp đôi

ーー Tại sao bác chọn Agile thay vì SCRUM / WATER FALL để phát triển dự án?

Từ ngày xưa, tôi đã luôn tin rằng năng lực giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng đối với các kỹ sư. Đó chính là tư thế và tư duy để giải quyết cho những vấn đề mà bản thân mình chưa từng đối mặt, hoặc những vấn đề có tính chất không chắc chắn cao và không có câu trả lời. Chúng ta không phải là cỗ máy chỉ làm theo những quyết định sẵn có. Việc nâng cao năng lực giải quyết vấn đề ngoài việc có ý nghĩa giúp thống nhất giữa logic và hành động, mà còn quan trọng trong việc trưởng thành không chỉ của người kỹ sư mà cả những người khác nữa.
 

Nếu chúng ta đặt mục đích tồn tại vào việc giải quyết vấn đề thì style develop rất đơn giản. Khi đó đối với những đồng nghiệp đáng tin cậy chỉ cần có quy tắc tối thiểu để team hoạt động có hiệu quả. Cơ chế giám sát và ràng buộc tự do của các nhân viên, đối với những người làm việc cần sự sáng tạo như chúng tôi thì tôi nghĩ  “100 điều hại mà chẳng có 1 điều lợi”. Thoạt nhìn thì việc tăng tốc độ làm việc như kiểu Scrum giúp tăng năng suất, tuy nhiên tôi đặt tiêu chuẩn vào việc xác định từng vấn đề và đưa ra giải pháp hơn là xem trọng năng suất. Lý do là vì dù là Sprint 2 tuần, hay WaterFall 1 năm đi chăng nữa, thì cũng không có căn cứ về mặt kỳ hạn, và nhiều team bị giới hạn nội dung trong khoảng thời gian đó mà cũng không hiểu rõ lý do vì sao, cho nên họ lại coi trọng việc làm thế nào để giao hàng đúng hạn hơn là việc phải chú tâm giải quyết vấn đề đang có. Trong khoảng thời gian quy định đó, dù có deploy bao nhiêu lần đi chăng nữa, dù đã release thì hầu như cũng không sử dụng được, nếu không mang lại giá trị cho user thì cũng không có ý nghĩa gì. Nếu chúng chiếm một nửa trong việc develop thì hãy loại bỏ chúng và chỉ cần tập trung vào giải quyết những vấn đề có giá trị, khi đó dù cùng một công sức bỏ ra nhưng cũng mang lại hiệu quả gấp đôi. Đây chính là cách suy nghĩ giải quyết vấn đề thật hiệu quả mà tôi đã có được thành quả ngay cả khi tôi chỉ làm việc 1 mình, và cũng chính là mô hình Agile mà MEVN đang áp thực trong thực tiễn. Tôi áp dụng Lean Startup, và nỗ lực training cho kỹ sư để xây dựng các team develop thật sự có ý nghĩa.

mr_huy_and_mr_maruo

 

 

Tin tưởng và cùng đồng hành


Để một team thành công trên thế giới, thì không cần sự quan sát hoặc những quy định phức tạp. Việc quan trọng là có được bối cảnh tương đồng và sự tin tưởng giữa các đồng nghiệp

ーー Bác đang dạy nhân viên mới về tư duy một cách rất cẩn thận. Bác có lý do gì khi thực hiện điều đó không ạ?

Ví dụ, đối với gia đình, bạn bè và đồng đội trong đội thể thao, do có được một nền tảng tư duy tương đồng, cho nên dễ dàng giao tiếp, hiểu suy nghĩ lẫn nhau dù chỉ cần dùng vài từ ngữ đơn giản thôi. Cách suy nghĩ và tư duy tương đồng không chỉ nâng cao hiệu suất communication, mà còn xây dựng văn hóa, và cuối cùng là dẫn đến mục đích tồn tại và sức mạnh của team. Khi làm việc với người đồng nghiệp có cùng mục đích, thì không chỉ bạn A thành công, mà phải cả team thành công, và nhất quán các mặt lợi hại của tất cả nhân viên. Mối quan hệ cạnh tranh cá nhân sẽ không cần thiết, mà quan trọng là sẽ tự nảy sinh sự hiệp lực và hỗ trợ lẫn nhau. Đó gọi là tính tổng thể, để nuôi dưỡng tính tổng thể đó, thì việc quan trọng không được phép dùng luật lệ hoặc quan sát, mà phải tạo ra được nền tảng tư duy  và bối cảnh tương đồng nhau. Vì dù 10 người nhìn chung 1 sự việc thì tùy theo suy nghĩ của từng người mà sẽ có những hành động khác nhau, và kết quả cũng sẽ khác nhau. 

Vài năm trước, tôi đã đến thăm Thung lũng Silicon, tôi đã thấy rất nhiều nhóm nhỏ của nhiều quốc gia khác nhau, đến đây khởi nghiệp phát triển phần mềm. Trong số đó, những team thành công là những team luôn tôn trọng giá trị quan lẫn nhau, và họ có cùng cách suy nghĩ và tư duy về mục đích tồn tại của họ. Ở MEVN cũng như thế. Chúng tôi có mặt ở đây để cùng nhau thành lập một team sẽ thành công trên thế giới. Để làm được điều đó, việc tôi có thể làm được là: giúp từng người từng người tự mình độc lập và tự mình suy nghĩ bằng cách tôi chỉ hướng dẫn cách câu cá chứ không cho con cá.

agile_training

 

Định hướng trong tương lai 


Trong 2,3 năm tới sẽ xây dựng một tổ chức gồm 50 người chia thành 9 team. Mục tiêu là trở thành công ty mà cả nhân viên và công ty đều trưởng thành.

ーー Bác muốn làm gì trong tương lai cho MEVN?

MarketEnterprise có rất nhiều việc muốn làm. Mỗi năm có thêm rất nhiều dự án từ những bussiness mới được sinh từ việc Reuse, hoặc những dự án liên kết, hoặc công việc M&A v.v…, Chỉ kể đến website thì cũng đã có khoảng 40 trang, nếu tính luôn những application dùng để quản lý nữa thì con số khá nhiều. Hiện nay vẫn đang tập trung vào thị trường Nhật Bản, tuy nhiên chúng tôi đang ấp ủ quyết tâm mở rộng nhiều dự án dành cho thị trường thế giới và cung cấp dịch vụ ra thế giới. Nhu cầu về develop thì không hề cạn kiệt. Toàn bộ những công việc này tôi dự định sẽ thực thi tại MEVN. 

Tôi nghĩ rằng Tập đoàn ME sẽ có còn xây dựng nhiều chi nhánh và công ty con nữa. Bởi vì khi một công ty phát triển, số lượng người và phòng ban tăng lên, chi phí điều phối và giao tiếp trong công ty tăng lên, và kết quả là hiệu suất giảm. Tại công ty khởi nghiệp MarketEnterprise, đang rất xem trọng tính cơ động và tốc độ để tiến hành xây dựng bussiness, cho nên những chức năng và project sẽ giao cho các công ty con, và việc duy trì cơ cấu tổ chức thích hợp là một việc rất quan trọng. Cho nên có khả năng trong vài năm tới, có thể chúng tôi sẽ có thêm vài công ty mới, hoặc xây dựng thêm chi nhánh ở những quốc gia khác nữa chẳng hạn. 

MEVN đang tiến hành xin giấy phép thành lập và đang trong giai đoạn chọn văn phòng công ty, dự định trong thời gian ngắn nữa là chính thức thành lập công ty. Dự định sau 2,3 năm sẽ xây dựng một tổ chức gồm 50 người chia ra 9 team, cho nên nếu bạn gia nhập công ty vào thời gian này thì bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị lắm đấy. Cho đến khi chính thức thành lập, chúng tôi muốn thật vững vàng và tự tin công bố đã làm được 1 product độc lập với công ty ở Nhật. Sản phẩm đó có thể hướng đến thị trường nội địa Việt Nam cũng được, hoặc là service dành cho Châu Á hay thế giới cũng được, miễn sao phải mang lại giá trị thật sự cho User. 

Đối với các bạn developer, việc tạo ra các service trực tiếp mang lại doanh thu sẽ là công việc đặc biệt, cho nên tôi đang mong muốn sẽ có nhiều bạn tham gia vào công ty để cùng chúng tôi thực hiện những việc đó. 

Tôi tin rằng nhân viên trưởng thành thì công ty mới phát triển được. Có thể sẽ không có nhiều CEO nghĩ như thế, nhưng tôi tin điều đó. Bởi vì các Team Agile lặp lại từ những thất bại nhỏ để liên tục thử thách những điều mới mẻ. Những điều học được từ thất bại, sẽ giúp team trưởng thành, và sẽ tiến gần đến thành công. Thực ra bạn cũng dễ dàng tìm thấy được những câu ca dao tục ngữ trong những câu chuyện truyền miệng từ thời xa xưa nói về điều đó, ý chí muốn trưởng thành hơn sẽ được hình thành từ việc lặp đi lặp lại những thất bại, và chính nhờ điều đó sẽ mang lại vinh quang cho con người. Việc có thể tập trung những người có ý chí khát vọng vươn lên như thế và có thể cùng làm việc với nhau, thì đó là điều làm tôi rất vui.

welcome_mr_imamura

 

 

Xây dựng môi trường làm việc


Chúng ta không phải là những bộ phận máy móc có thể thay thế được, mà chúng ta là những tế bào sống. Công ty cũng là một thực thể sống. 

ーー Bác mong muốn MEVN là môi trường làm việc như thế nào?

Có một câu chuyện cổ tích của Aesop tên “Ba chàng thợ xây”, bạn đã nghe câu chuyện này chưa? Một du khách đi ngang qua một thị trấn nọ, anh ấy nhìn thấy 3 người đang khiêng gạch, và hỏi rằng: “Bạn đang làm gì vậy?” Người thợ đầu tiên trả lời với thái độ gắt gỏng: “Nhìn thấy cũng biết rồi đó. Tôi đang khiêng những viên gạch theo mệnh lệnh của chủ nhân. ” Người thợ thứ hai nói: “Tôi đang xây bức tường này để kiếm tiền”. Người thợ thứ ba trả lời: “Tôi đang xây dựng một nhà thờ, đó là công trình vĩ đại để lại cho hậu thế đó, tôi rất vinh dự được làm công việc này”

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng dù làm cùng một công việc như nhau, nhưng cách suy nghĩ khác nhau thì sẽ có sự khác nhau về mức độ giàu có của con người. Mỗi ngày 8 tiếng bạn ngồi đánh máy theo sự chỉ thị từ cấp trên? hay mỗi ngày 8 tiếng bạn viết programming để được đánh giá cao? hay mỗi ngày 8 tiếng bạn cống hiến cho công ty bằng cách  bạn giải quyết vấn đề của user? sẽ khác nhau hoàn toàn đấy. Có thể bạn sẽ nghĩ rằng người ngoài team sẽ khó có thể biết được ai đang suy nghĩ gì, nhưng người trong team chắc chắn sẽ luôn hiểu được điều đó. 

Bạn muốn làm việc chung với bạn đồng nghiệp thế nào?

Trên thực tế, hầu hết những gì bạn nhận được thông qua công việc không phải do người quản lý cung cấp, mà chính là do những người bạn đồng nghiệp trao tặng cho bạn đấy. Tôi có nhiệm vụ phải tạo ra môi trường làm việc mà nhân viên thật sự yêu công việc và yêu quý các bạn bè đồng nghiệp. Nhiều nhà quản lý vẫn đang xem việc quản lý tổ chức mình như là máy móc. Thật đáng tiếc là đối với những công ty như thế, thì nhân viên cũng chỉ là những bộ phận trong máy móc mà có thể thay thế được. Còn đối với tôi, tôi xem công ty như là thực thể sống, và những nhân  viên của mình là những tế bào sống. Chính vì thế tôi tin việc lặp lại các thất bại sẽ giúp chúng ta trưởng thành và có thể phát triển một cách nhanh chóng. 

Sau khi đọc bài phỏng vấn này, nếu bạn có chút gì đó thay đổi trong lòng, thì hãy ứng tuyển vào công ty nhé. Tôi đợi bạn. Chúng mình cùng nhau xây dựng một team thật tuyệt vời nhé!

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments