2022.11.23

Phát triển sản phẩm làm hài lòng User – CEO của MEVN chia sẻ về tổ chức hướng đến OUTCOME

ceo nguyen ngoc tien 1

“Cả Nhật Bản và Việt Nam đều là những thành viên chủ động suy nghĩ và hành động để đạt được mục tiêu đề ra”.

Đó là lời phát biểu của anh Tiến, người đã được bổ nhiệm vị trí CEO từ tháng 10/2022 của Công ty TNHH MarketEnterprise Việt Nam (sau đây gọi tắt là MEVN) – Công ty phát triển phần mềm thuộc tập đoàn MarketEnterprise. Sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, anh Tiến từng du học tại Nhật Bản năm 2007. Sau khi tốt nghiệp, anh vào doanh nghiệp Nhật Bản làm việc, sau đó trở về nước vào năm 2017.

Tại sao anh quyết định gia nhập vào MEVN, và với tư cách là Tân CEO anh dự định dẫn dắt MEVN như thế nào? ―― Anh Tiến đã nói về quá trình làm việc từ trước đến nay, và các dự định trong tương lai

Yếu tố để tôi quyết định gia nhập MEVN là vì MEVN là một “Tổ Chức Phẳng”

―― Được biết anh Tiến đã từng có kinh nghiệm du học tại Nhật Bản, nhờ anh chia sẻ về những kinh nghiệm du học và con đường sự nghiệp sau khi tốt nghiệp được không? 

Tôi đã nhập học vào một trường đại học tại Việt Nam, khi đang học năm thứ nhất, tôi thấy chính phủ Nhật Bản thông báo về cấp học bổng du học. Vào thời điểm đó, do có đọc truyện tranh của Nhật tôi có ấn tượng rất tốt về Nhật Bản, tôi nghĩ rằng Nhật Bản có công nghệ tiên tiến nhất ở châu Á, vì vậy tôi nghĩ đó sẽ là môi trường hoàn hảo để học tập.

Sau khi tôi nộp đơn xin học bổng, tôi được cấp học bổng du học, và đến Nhật Bản vào năm 2007. Sau khi đến Nhật Bản, tôi học tại một trường Nhật ngữ trong năm đầu tiên, sau đó chuyển sang trường Cao đẳng Công nghiệp Kitakyushu. Ba năm sau, tôi thi tuyển vào Đại học Utsunomiya. Tôi muốn học về ngành công nghệ thông tin, vì vậy tôi đã theo học chuyên ngành công nghệ thông tin và hoàn thành khóa học thạc sĩ.

Tôi đã có thể lựa chọn trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, nhưng với mong muốn được tích luỹ và học hỏi thêm nhiều công nghệ mới, tôi đã bắt đầu quá trình tìm việc và tôi gia nhập vào công ty Fujitsu – 1 trong những tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ tại Nhật Bản. 
Tại công ty Fujitsu, tôi thuộc bộ phận phát triển và đã làm việc khoảng 3 năm tại bộ phận thiết kế cài đặt hệ điều hành và phần mềm, sau đó trở về Việt Nam vào năm 2017.

―― Điều gì đã khiến bạn trở lại Việt Nam? Hãy cho tôi biết bạn đã gặp gỡ MEVN như thế nào?

Đã 10 năm kể từ khi tôi đến Nhật Bản vào năm 2007, khi đó tôi đã suy nghĩ về việc mình nên ở lại Nhật Bản hay nên về Việt Nam. Thời điểm đó, tôi đã có con nhỏ, cho nên khi tự hỏi mình nên nuôi dạy con trong môi trường như thế nào, thì câu trả lời của tôi là muốn nuôi con ở quê hương của mình, đó là lý do tôi quyết định về Việt Nam.

Ở Việt Nam, tôi đã trải nghiệm làm ở 2 công ty, cả hai đều là công ty outsourcing làm về IT. Tôi đã làm việc ở đó tổng cộng khoảng 3 năm, và tôi cũng có kinh nghiệm làm Project Manager và phó giám đốc bộ phận, tuy nhiên ở công ty outsourcing thì chỉ lặp đi lặp lại những việc nhận requirement và thực thi requirement mà thôi. 

Vì thế tôi luôn cảm thấy trăn trở vì không biết được sản phẩm mà mình đã làm ra, sau khi tung ra thì có  được User đón nhận và sử dụng hay không. 

Và khi suy nghĩ về sự nghiệp của bản thân trong tương lai, tôi nghĩ rằng nếu cứ tiếp tục như thế này, sẽ không thể nhìn thấy con đường để phát triển, lúc đó tôi muốn làm ở một công ty product (công ty tự phát triển sản phẩm), thế là tôi được bạn bè giới thiệu công ty MEVN. 

ceo nguyen ngoc tien 2
CEO – Nguyễn Ngọc Tiến

―― Cuối cùng lý do nào để anh quyết định gia nhập MEVN trong rất nhiều lựa chọn khác nhau? Anh đã trải qua các công việc như thế nào kể từ khi gia nhập công ty? 

Ngoài MEVN tôi có phỏng vấn vài công ty,  và đã nhận offer từ 1 công ty. Tuy nhiên ở buổi phỏng vấn của MEVN, tôi cảm thấy rất ấn tượng, cảm nhận nơi đây là môi trường rất cởi mở, chúng tôi có thể trao đổi thẳng thắn, không chỉ nói về kỹ thuật mà còn thoải mái nói chuyện về những việc cá nhân.

Ngoài ra, khi phỏng vấn tôi còn được giải thích về “Mô hình tổ chức phẳng” được áp dụng tại MEVN, là một tổ chức không có cấp bậc manager,  ở môi trường như thế này thì mỗi cá nhân phải có tính chủ động, do đó đây là môi trường rất tốt để học hỏi và trưởng thành, đó chính là lý do tôi quyết định gia nhập công ty. 
Tôi gia nhập công ty vào tháng 12/2020, trong 2 tháng đầu tiên, để có thể tham gia vào các dự án, tôi được học những kiến thức cơ bản ví dụ như là: Communication Skill (kỹ năng giao tiếp), Agile Skill (kỹ năng Agile), và các dự án training về lập trình programming.

Nhân tiện tôi cũng xin chia sẻ, công ty mà có chế độ đào tạo như thế này ở Việt Nam rất hiếm, hầu hết các công ty đều yêu cầu bắt tay vào công việc ngay sau khi gia nhập vào công ty, cho nên khi nghe về chế độ đào tạo của MEVN, tôi đã rất ngạc nhiên. 

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, tôi tham gia vào team develop và phụ trách vai trò PM cho các dự án của ME. Tôi cũng may mắn khi được sự tín nhiệm của mọi người và giành giải thưởng “The Best of MEVN” sau 4 tháng tham gia vào công ty. Sau đó tôi giữ vai trò Coach (Hướng dẫn viên) cho các team phát triển trước khi được bổ nhiệm vào vị trí CEO của MEVN vào tháng 10/2022.

Không chỉ ở MEVN, mà toàn tập đoàn Market Enterprise là môi trường trao cơ hội cho những người chủ động chấp nhận thử thách, chính vì thế dù chỉ mới gia nhập vào công ty chưa đầy 2 năm, tôi đã có được cơ hội thử thách bản thân ở vai trò CEO. Tôi cảm thấy bản thân mình còn có thể trưởng thành và cải thiện nhiều hơn nữa trong thời gian sắp tới. Việc tạo cơ hội cho mỗi thành viên trưởng thành và sau đó đóng góp vào sự phát triển chung của công ty là 1 thành công của MEVN. Tôi cảm nhận đây là sự trưởng thành lớn nhất trong cuộc đời của mình

Với tầm nhìn là giải quyết các vấn đề của User, chúng tôi coi trọng một môi trường mà mỗi cá nhân có luôn ở tư thế chủ động và trưởng thành.

―― Xin hãy cho tôi biết MEVN là công ty đóng vai trò như thế nào? 

MEVN là công ty được thành lập vào năm 2020 với vai trò phát triển các sản phẩm phần mềm cho Market Enterprise Group. 

Các dự án được triển khai với hình thức : Phối hợp triển khai cùng team phát triển bên Nhật Bản , hoặc triển khai với chỉ team phát triển ở Việt Nam.

Khi triển khai công việc với người phụ trách bên Nhật Bản, chúng tôi thường xuyên tổ chức Meeting Online để thống nhất tư tưởng, và cũng thường xuyên trao đổi và xác nhận thông tin trên Slack v.v…

Có khoảng 6 member nói được tiếng nhật tại MEVN,  các member này giữ vai trò BrSE(※), trao đổi công việc với phía Nhật Bản bằng tiếng Nhật. 
※ BrSE ở công ty MEVN đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa kỹ sư Việt Nam những người phụ trách bên Nhật Bản. Những member này hiểu được nhu cầu của phòng kinh doanh, và cũng tiến hành test sau khi develop xong. 

ceo nguyen ngoc tien 3

―― Việc đưa mô hình Teal vào áp dụng, cụ thể anh sẽ tiến hành dự án như thế nào? Anh Tiến – người đang vận hành tổ chức Teal, có những lưu ý gì thì hãy chia sẻ cho tôi biết nhé. 

Trước tiên, MEVN áp dụng phương pháp phát triển Agile, 1 project sẽ được 1 team gồm 4-5 bạn thực thi, thực hiện theo vòng lặp: nhanh chóng release, rồi đo lường hiệu quả. Vì là tổ chức không có cấp trên cũng như cấp quản lý, cho nên những việc quyết định liên quan đến project sẽ do team quyết định. 

Ngay cả trong một team, ai cũng có quyền hạn như nhau, nếu không có tầm nhìn của tổ chức, thì các ý kiến của mỗi cá nhân sẽ khó thống nhất với nhau được, và tổ chức sẽ bị rời rạc. Vì vậy, vai trò của tôi với tư cách là CEO là truyền đạt tầm nhìn của tổ chức để mọi người đều đi theo cùng một hướng. 

Tại MEVN chúng tôi đề cao triết lý kinh doanh “Tiếp tục giữ vững là một doanh nghiệp tiên phong luôn đặt chữ tâm vào việc kinh doanh và phát triển dựa trên mối quan hệ Win Win”, và chúng tôi đang hoạt động với tầm nhìn “Giải quyết vấn đề cho User”.

Chúng tôi tiếp tục truyền đạt tầm nhìn đó và cũng chuẩn bị nhiều khoá đào tạo để toàn thể member có được tự duy giải quyết vấn đề. 

Phần đào tạo được chia thành 2 phần chính, phần thứ nhất là ngay khi gia nhập vào công ty. Toàn bộ member sẽ được chia sẻ về tư duy và văn hoá của công ty, bên cạnh đó còn được học về Communication Skill (kỹ năng giao tiếp), tổ chức teal (tổ chức phẳng), Lean Startup (khởi nghiệp tinh gọn), tư duy phát triển Agile, và OKR v.v…

Phần đào tạo còn lại là nuôi dưỡng tư duy để thực hiện được tầm nhìn của công ty. Đào tạo về kỹ thuật cũng được tổ chức định kỳ. Công việc đào tạo này sẽ được CEO là tôi và Coach phụ trách chính, tuy nhiên đôi khi các member cũng chủ động tổ chức. 

Điều quan trọng của việc đào tạo chính là việc làm cách nào để tạo được một tổ chức mà có thể suy nghĩ một cách sâu sắc vấn đề của User, và làm thế nào để giải quyết được vấn đề đó. 

Tuy nhiên ở những tổ chức thông thường, là có người quản lý, và member sẽ làm việc theo chỉ thị, có khả năng productivity (năng suất lao động) ở những tổ chức đó sẽ cao hơn. Tuy nhiên, làm theo cách đó sẽ làm mất đi tính chủ động của member, và ngày càng bị căng thẳng trong công việc. 

Ngược lại, ở tổ chức Teal – tổ chức phẳng, chính vì tất cả member đều có quyền như nhau, cho nên đòi hỏi mỗi cá nhân phải chủ động suy nghĩ và hành động như thế nào để giải quyết được vấn đề. Tôi nghĩ nhờ có sự chủ động làm việc, member sẽ trưởng thành, và cả tập thể bao gồm những cá nhân như thế cũng sẽ trưởng thành phát triển. 

―― Anh Tiến luôn ý thức việc gì khi truyền đạt tầm nhìn cho member?

Tôi trân quý các buổi trò chuyện 1on1. Với ý định truyền đạt tầm nhìn của công ty là như thế, nhưng để mỗi thành viên có thể nắm được và cùng thực hiện tầm nhìn đó thì việc thấu hiểu cũng như định hướng là việc vô cùng quan trọng. 

Vì vậy, buổi trò chuyện 1on1 được thực thi và xem như là một nơi để chia sẻ các ý tưởng mỗi cá nhân nên trưởng thành như thế nào để thực hiện được tầm nhìn của công ty. Hơn nữa, buổi trò chuyện 1on1 sẽ được thực hiện ở quán cà phê chứ không phải ở văn phòng làm việc. Việc rời khỏi môi trường làm việc, giúp cho member thoải mái và cởi mở trò chuyện về việc riêng tư cũng như việc trưởng thành của bản thân. 


Một số member lo lắng “nội dung của 1on1 sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá”, nhưng tại MEVN toàn bộ member sẽ đánh giá chéo cho nhau, vì thế buổi trò chuyện 1on1 sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá. 

Để tạo ra được những sản phẩm làm hài lòng User. Chúng tôi đang hướng đến việc trở thành một tổ chức mong muốn đạt được Outcome chứ không chỉ là Output

―― Nhờ anh Tiến chia sẻ cảm nhận của mình về nét văn hoá và sự quyến rũ của MEVN và MarketEnterprise Group 

Hiện nay MEVN có 26 member (tại thời điểm phỏng vấn), độ tuổi trung bình là 29 và các member gần bằng tuổi nhau. Nhiều member gia nhập vào công ty thông qua cách giới thiệu người quen, chính vì đang tập hợp được nhiều người hiểu được tính cách của nhau, nên tôi cảm giác đây là môi trường có thể thoải mái trao đổi bất cứ việc gì. 

Bản thân tôi cũng đã từng có kinh nghiệm tìm việc tại Nhật, và làm việc cho các doanh nghiệp Nhật, tuy nhiên tôi cảm thấy công ty Market Enterprise không giống một công ty Nhật Bản (cười).  

Một điểm đặc biệt là ở MarketEnterprise không có mối quan hệ thứ bậc trên dưới, vì thế mọi người đều thoải mái trò chuyện vui vẻ. Hơn nữa, do có mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng, nên tất cả thành viên đều chủ động, luôn suy nghĩ và hành động về cách thức đạt được mục tiêu đó. 

Chính vì thế đây là môi trường mà mỗi cá nhân có thể trưởng thành, trưởng thành của mỗi nhân viên sẽ dẫn đến sự phát triển nhiều hơn nữa của doanh nghiệp. Điều làm tôi thấy được sự hấp dẫn của MEVN chính là thấy được sự phát triển từ bên trong của tổ chức. 

ceo nguyen ngoc tien 4

―― Hình như cả phía Nhật Bản và Việt Nam đều đang tuyển dụng kỹ sư developer, cụ thể là đang cần nhân sự như thế nào ạ? 

Market Enterprise phát triển các sản phẩm của riêng mình, do đó các thành viên bộ phận develop có nhiều cơ hội giao tiếp với các member trong bộ phận kinh doanh. Tuy nhiên,  thường xảy ra trường hợp ”bộ phận kinh doanh hiểu nghiệp vụ kinh doanh nhưng không hiểu công việc develop”, và dĩ nhiên cũng xảy ra trường hợp ngược lại.  

Kết quả là phát sinh sự chênh lệch trong nhận thức của cả hai bên, khiến cho sản phẩm rời xa với sản phẩm vốn dĩ cần phải làm. 

Trong tình hình như thế, nếu ở Nhật Bản và Việt Nam có thêm nhiều kỹ sư hứng thú với business hiểu được bối cảnh nghiệp vụ kinh doanh, tôi hy vọng như thế sẽ có được một môi trường phát triển sản phẩm tốt hơn nữa. Tôi rất vui và chờ đợi sự ứng tuyển của các ứng viên có hứng thú với công ty làm product.   

―― Cuối cùng, với tư cách là CEO của MEVN, anh hãy chia sẻ về những thách thức và kế hoạch như thế nào trong tương lai?

Nhiều dự án đang được triển khai, nhưng dù là dự án nào thì cũng đều có mục tiêu cốt lõi như nhau, đó chính là tạo ra sản phẩm mà User sẽ hài lòng khi sử dụng

Vì lý do đó, điều quan trọng là phải theo dõi xem liệu sản phẩm mà mình đã develop có được User sử dụng hay không và liệu họ có hài lòng với sản phẩm đó hay không, thay vì chỉ phát triển xong rồi hoàn tất, cho nên chúng tôi đang hướng đến trở thành một tổ chức tìm kiếm Outcome chứ không phải Output.

(*) Giải thích từ:   Outcome: kết quả, …;   Output: sản lượng, đầu ra …

Để làm được như vậy, cần phải hiểu rõ vấn đề mà User đang gặp phải, vấn đề thông qua phân tích, v.v. và sau khi develop xong cũng cần phải đo lường hiệu quả bao gồm cả việc khảo sát User. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của chúng tôi là tăng cường hợp tác giữa phía Nhật Bản và Việt Nam, và tạo một tổ chức develop theo đuổi Outcome. 

Còn với cá nhân tôi, với tư cách là CEO, tôi muốn tăng tốc sự trưởng thành của MEVN bằng cách nâng cao trình độ không chỉ với tư cách là kỹ sư mà còn với tư cách là điều hành công ty. 
ceo nguyen ngoc tien 5

Link bài viết tiếng Nhật : đọc tại đây

1 Comment
Inline Feedbacks
View all comments

[…] MEVN, thông qua những lần 1on1 với CEO, những buổi team building thân mật với team mà mình đã có cơ hội được chia […]